Trong năm nay, những bài hát mới nhất của Hoàng Thùy Linh, Hòa Minzy và Chi Pu đều lấy bối cảnh lịch sử ở Việt Nam. Cung Đàn Vỡ Đôi của Chi Pu làm nổi bật thời kỳ hoàng kim của cải lương, bộ môn nghệ thuật truyền thống đang dần biến mất ở miền Nam, trong khi Không Thể Cùng Nhau Suốt Kiếp của Hòa Minzy là một bức tranh về cuộc đời đầy bi kịch của Hoàng hậu Nam Phương. Mặt khác, Kẻ Cắp Gặp Bà Già của Hoàng Thùy Linh làm sống dậy những bức tranh gỗ Hàng Trống, Hà Nội.
Như thường lệ, phải vào hang cọp mới bắt được cọp. Đây có thể là rủi ro mà các nghệ sĩ Việt Nam phải chấp nhận để vươn lên đấu trường quốc tế.

Mặc dù đây không phải là ý tưởng mới, những video này tiếp tục mang đến luồng gió mát cho ngành công nghiệp âm nhạc Việt Nam, vốn đã trải qua nhiều thời kỳ chịu ảnh hưởng nặng của Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Không bàn về khả năng phối âm và thanh nhạc, điều nổi bật là sự đầu tư tỉ mỉ cho từng video, từ cốt truyện, trang phục và khung cảnh đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất.
Nhạc sĩ Nguyễn Cường nhận định: “Tôi cho đây là xu hướng rất thú vị. Ít nhất các bạn trẻ đã có ý thức tìm về với văn hóa nguồn cội của dân tộc. Văn hóa của mỗi dân tộc Việt Nam là một trái núi lớn, các bạn trẻ hãy học cách trèo lên trái núi đó”.
Bản hit mới nhất của Hoà Minzy đưa người xem về Việt Nam dưới triều đại Bảo Đại và theo chân Hoàng hậu Nam Phương khi bà bước vào cuộc sống hoàng gia. Ngoài đạo cụ và cảnh quan được lựa chọn cẩn thận, video còn mang đến một cái nhìn thú vị về sự phát triển của trang phục phụ nữ Việt Nam, từ những chiếc áo choàng vàng tinh xảo với hoa văn phượng hoàng, váy cổ điển phương Tây cho đến phiên bản xưa của áo dài. Những chi tiết này đã dẫn tới nhiều cuộc thảo luận và lời giải thích khác nhau trong mục bình luận dưới video. Phần lớn người xem có lẽ vẫn còn ở độ tuổi 20.

Giữa ngành giải trí đầy cạnh tranh, Hoàng Thùy Linh đã đặt dấu ấn cho bản thân mình với bài hát Bánh Trôi Nước được phát hành vào năm 2016. Cô không chỉ đem văn hóa dân gian Việt Nam và các nhân vật trong tiểu thuyết cổ điển vào video của mình, mà còn pha trộn âm thanh từ nhạc cụ dân tộc vào bài hát. Những tái tạo truyền thống và lịch sử hiện đại này giúp việc tìm hiểu văn hoá Việt trở nên thú vị và dễ tiếp cận với giới trẻ. Đáng chú ý hơn, với phụ đề tiếng Anh ở mỗi video, những video này còn hướng tới khán giả quốc tế, những người được thu hút bởi sự phong phú của nền văn hóa Việt Nam. Phần bình luận, một lần nữa, là một nơi thú vị, khi chúng ta bắt gặp một người Việt giải thích ý nghĩa của bài hát cho khán giả khác xa nửa vòng trái đất.

Liệu những xu hướng này sẽ kéo dài bao lâu? Người tiếp cận truyền thông Việt Nam có bao giờ cảm thấy mệt mỏi khi nghe những bài hát ballad với hình ảnh Chí Phèo phụ hoạ? Làm thế nào để người nghệ sĩ có thể khám phá nguồn tài liệu gốc trong khi vẫn giữ được sự phù hợp và đương đại cho khán giả?
Trương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, tỏ ra lạc quan: “Thời gian qua, các nghệ sĩ trẻ chỉ tận dụng được phần nhỏ vốn quý của dân tộc và thể hiện ở bề nổi. Từ kho “trầm tích” luyện thành “kim cương”, đòi hỏi tài năng của nghệ sĩ. Họ phải biết chắt lọc những tinh chất đắt giá và kết hợp thông minh với tinh hoa nhân loại để tạo nên ngôn ngữ âm nhạc riêng.”
Nguyễn Cường nghĩ rằng đây là một động thái dũng cảm nhưng đầy mạo hiểm, vì mô tả chính xác lịch sử đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc mà không phải ai cũng có. Giữa sự cải biên trang nhã và báng bổ văn hoá là một làn ranh mỏng, nếu phá bỏ sẽ dẫn đến nhiều tranh cải và phê phán. Như thường lệ, phải vào hang cọp mới bắt được cọp. Đây có thể là rủi ro mà các nghệ sĩ Việt Nam phải chấp nhận để vươn lên đấu trường quốc tế.
This post is also available in: English